Giá nhà phố hẻm xe hơi tăng vọt trong những năm gần đây

419 lượt xem

Ngoài ra, các lô đất đã có chủ trương đầu tư trong khu là 150 lô với diện tích khoảng 185ha. Ông Minh cho biết, đến nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã hoàn thành 99,41%; hiện chỉ còn 84 trường hợp chưa thu hồi mặt bằng.

Các công trình, dự án đã có chủ trương đầu tư và đang triển khai thực hiện, bao gồm: Dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư 38,4 ha phường Bình Khánh; dự án Quảng trường Trung tâm và Công viên bờ sông; dự án 4 tuyến đường chính; dự án Khu Lâm viên sinh thái thuộc Vùng châu thổ phía Nam.

Cùng với đó là công trình kè bờ dọc sông Sài Gòn đoạn bao quanh Thủ Thiêm; dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc và đường trục Bắc Nam; dự án Cầu Thủ Thiêm 2; dự án nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới.

Còn 26 lô đất, diện tích khoảng 36ha tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa có nhà đầu tư

Các dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện là: Dự án cầu đi bộ (nối với quận 1); dự án cầu Thủ Thiêm 3 (nối với quận 4); dự án cầu Thủ Thiêm 4 (nối với quận 7).

Theo ông Nguyễn Thế Minh, khó khăn lớn nhất hiện nay là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Từ tháng 1/2016 đến nay, việc cưỡng chế bàn giao mặt bằng phải dừng lại do Thanh tra Thành phố có công văn yêu cầu giải quyết dứt điểm việc khiếu nại đông người liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng.

Chính vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm cho Ban quản lý khó mời gọi nhà đầu tư cho những lô đất còn lại. Do đó, Ban quản lý kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo thu hồi toàn bộ phần đất còn lại trong năm 2017 để bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án hoặc tiếp tục kêu gọi đầu tư.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khu Đô thị mới Thủ Thiêm để góp phần thúc đẩy sự phát triển của Tp.HCM và giảm gánh nặng trả lãi vay ngân hàng cho ngân sách thành phố.